Select Language

Số 2Đền Tenneiji(Thành phố Fukuchiyama)

Hướng dẫn tham quan đền: Tham quan Bảo vật Quốc gia tại mười ngôi đền ở Oku Kyoto

Đền Tenneiji

Đền Tenneiji thuộc tông phái Myoshin-ji của Thiền tông Rinzai, một trong ba tông phái chính của Thiền tông tại Nhật Bản. Cụ thể, ngôi đền từng phát triển mạnh mẽ cùng với Đền Buttsu-ji ở tỉnh Aki (ngày nay là tỉnh Hiroshima) như một trong những ngôi đền hàng đầu của tông phái Guchu, một trong hai mươi bốn tông phái của Thiền tông Nhật bản. Tông phái này được đặt theo tên người sáng lập ra ngôi đền, Thiền sư Guchu Shukyu. Ông bắt đầu tu hành theo Phật giáo từ khi còn nhỏ ở tỉnh Mino (một phần của tỉnh Gifu ngày nay). Năm 13 tuổi, Guchu chuyển đến Kyoto để học với thiền sư nổi tiếng Muso Soseki, và sau đó, vào năm 19 tuổi, ông sang Trung Quốc để tu học tại Đền Jinshan ở Trấn Giang dưới sự hướng dẫn của thiền sư Jixiu Qiliao.

Năm 1365, sau khi trở về Nhật Bản, Guchu đã thành lập Đền Tenneiji. Ngoài hai Di sản Văn hóa Trọng yếu được quốc gia công nhận—một bức chân dung tự họa của Jixiu Qiliao trên lụa và một bộ 16 bức họa về các đệ tử của Đức Phật trên lụa—khuôn viên của ngôi đền còn lưu giữ một số công trình có niên đại từ Thời kỳ Edo (1603–1868), mặc dù có nhiều công trình đã bị phá hủy và nhiều công trình được xây dựng lại sau các vụ hỏa hoạn vào năm 1777 và 1961.

Tuy nhiên, có hai công trình đã sống sót sau vụ hỏa hoạn thứ hai và do đó vẫn giữ được kiến trúc của thế kỷ 18: Yakushi-do (Điện Yakushi), nơi thờ Đức Phật chữa bệnh và y học Phật Dược Sư (Yakushi Nyorai trong tiếng Nhật), với bức tranh hình rồng và mây trên trần nhà của nghệ sĩ Hara Zaichu, và Kaisando (Điện Tổ Sư), được thiết kế theo hình lục giác với các bức tường thạch cao , đây là nơi tôn trí tượng Guchu cùng thầy của ông, Jixiu.

  • Đền Tenneiji1
  • Đền Tenneiji2

Di sản Văn hóa Trọng yếuChân dung tự họa của Jixiu Qiliao trên lụa

Bức tranh tự họa trên lụa này miêu tả thiền sư Jixiu Qiliao (tên tiếng Nhật là Shikkyu Keiryo), được vẽ vào năm 1344. Bức tranh có chiều cao 89 cm và chiều rộng 34 cm .

Trong bức họa, trang phục của Jixiu được vẽ một cách giản lược, nhưng các chi tiết khuôn mặt lại được chạm khắc tỉ mỉ, thể hiện sự tinh tế và công phu. Đây chính là món quà mà Jixiu đã tặng cho Guchu khi ông trở về Nhật Bản, để ghi nhận việc Guchu đã thừa kế tinh hoa giáo pháp từ thầy mình. Guchu, người sáng lập ra Đền Tenneiji, đã viết những ký tự ở góc dưới bên phải vào năm 1400. Guchu bày tỏ mong muốn bức tranh này sẽ được lưu truyền mãi mãi tại ngôi đền.

Jixiu là người thầy của Guchu và từng nói rằng: "Không ai ở Trung Quốc hiểu được giáo pháp của ta. Người duy nhất nắm bắt được điều đó là Guchu, người đến từ Nhật Bản."

  • Chân dung tự họa của Jixiu Qiliao trên lụa

Di sản Văn hóa Trọng yếuMười sáu đệ tử của Đức Phật trên lụa

Bộ tranh này thể hiện hình ảnh 16 vị đệ tử của Đức Phật (A-la-hán), những người đã ở lại trần thế sau khi Ngài nhập niết bàn để tiếp tục truyền bá giáo pháp. Các bức tranh được cho là đã được vẽ vào đầu thời kỳ Muromachi (1336–1573).

Từng chi tiết trong bộ tranh của họa sĩ Li đều toát lên vẻ điềm tĩnh, thanh tịnh nhưng cũng không kém phần sống động và chân thực. Ông sử dụng những đường nét tinh tế để khắc họa chi tiết khuôn mặt đầy cá tính trong khi nét vẽ táo bạo, mạnh mẽ lại thể hiện rõ sự năng động của trang phục.

Mỗi bức họa cao 119 cm và rộng 56 cm. Đây là bộ tranh A-la-hán cổ nhất còn lại ở Thành phố Fukuchiyama. Việc bảo tồn trọn bộ 16 tác phẩm khiến các bức hoạ trở nên vô cùng quý giá đối với các học giả nghiên cứu nghệ thuật và văn hóa Phật giáo. Có một ghi chép cho rằng những bức tranh này từng được lưu giữ tại Lâu đài Izaki gần đó (hiện không còn tồn tại). Tuy nhiên, trong một cuộc tấn công vào pháo đài này vào thế kỷ 16, những bức tranh này đã được bí mật mang ra ngoài và chuyển đến Đền Tenneiji để tránh khỏi bị thất lạc.

  • Mười sáu đệ tử của Đức Phật trên lụa1
  • Mười sáu đệ tử của Đức Phật trên lụa2